Văn hoá là gì? khái niệm chuẩn về văn hóa
Văn hoá là gì? khái niệm chuẩn về văn hóa
Văn hóa là gì? Bạn đã bao giờ tìm hiểu về khái niệm của văn hóa? Hay bạn đang chuẩn bị thực hiện một bài tập có chủ đề về văn hóa và muốn tìm hiểu về nó. Ngay bây giờ xin mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu “Văn hóa là gì?” qua bài viết dưới đây nhé.
Cùng tìm hiểu về văn hóa là gì
1. Khái quát chung về văn hóa
Trong xã hội, văn hóa chính là những sản phẩm vật thể và phi vật thể mà con tạo ra. Chúng ta có thể phân loại như sau:
– Phi vật thể: Bao gồm những sản phẩm mà con người đã tạo dựng ra từ ngàn đời trước như: ngôn ngữ, tư tưởng, các hoạt động tinh thần như lễ hội, tôn giáo…
– Vật thể: Bao gồm những tài sản có thể nhìn thấy và định giá được như nhà cửa, trang phục, các phương tiện giao thông…
Cả hai khía cạnh trên đều chính là sản phẩm của con người tạo ra và chúng đều là văn hóa.
– Phi vật thể: Bao gồm những sản phẩm mà con người đã tạo dựng ra từ ngàn đời trước như: ngôn ngữ, tư tưởng, các hoạt động tinh thần như lễ hội, tôn giáo…
– Vật thể: Bao gồm những tài sản có thể nhìn thấy và định giá được như nhà cửa, trang phục, các phương tiện giao thông…
Cả hai khía cạnh trên đều chính là sản phẩm của con người tạo ra và chúng đều là văn hóa.
2. Các định nghĩa của văn hóa
Các nhà nghiên cứu văn hóa đã cho ra nhiều định nghĩa khác nhau vì họ đã trải qua những nghiên cứu và các cách tiếp cạnh khác nhau. Vì thế chúng ta có các dạng định nghĩa về văn hoá như sau:
– Định nghĩa thuật ngữ học: “Cultus” là từ ngữ La Tinh bắt nguồn của văn hoá. Nó có nghĩa là gieo trồng. Ta còn được biết sự kết hợp như sau “Cultus Agri” chính là gieo trồng ruộng đất, “Cultus Animi” là gieo trồng tinh thần hay được hiểu sâu sắc hơn là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes nhận định:”Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em được gọi là gieo trồng tinh thần”.
– Định nghĩa thuật ngữ học: “Cultus” là từ ngữ La Tinh bắt nguồn của văn hoá. Nó có nghĩa là gieo trồng. Ta còn được biết sự kết hợp như sau “Cultus Agri” chính là gieo trồng ruộng đất, “Cultus Animi” là gieo trồng tinh thần hay được hiểu sâu sắc hơn là sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người. Nhà triết học Anh Thomas Hobbes nhận định:”Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em được gọi là gieo trồng tinh thần”.
– Định nghĩa miêu tả: Theo nhà nghiên cứu người Anh Edward Burnett đã định nghĩa văn hoá như sau:” Văn hóa chính là một tổng thể phức hợp gồm có kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, các khả năng và tập quán mà con người đã tiếp nhận”
– Định nghĩa lịch sử: Dựa vào quá trình kế thừa xã hội và tính ổn định của các nền văn hoá, Edward Sapir đã định nghĩa:”Văn hóa chính là con người, mặc dù con người đó có hoang dã nhất và đang sống trong một xã hội tiêu biểu cho nguyên một hệ thống phức hợp của tập quán. NHững ứng xử và các quan điểm được bảo tồn theo các nguồn truyền thống”.
– Định nghĩa chuẩn mực: Nhà nghiên cứu William Isaac Thomas đã định nghĩa:”Văn hoá là các giá trị vật chất và xã hội của bất cứ một nhóm người nào bao gồm: Thiết kế, tập tục, các phản ứng cư xử…”
– Định nghĩa tâm lý học: Theo nghiên cứu của William Graham Sumner:” Tổng thể những thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp cùng vớinhững thủ thuật như sự biến đổi, chọn lọc hay sự truyền đạt kế thừa”
– Định nghĩa cấu trúc: Nhà nhân loại học Ralph Linton cho ra định nghĩa:”Văn hóa cuối cùng cũng chính là những phản ứng được lặp đi lặp lại ít nhiều qua sự tổ chức của các thành viên xã hội. Văn hóa cũng là sự kết hợp giữa những sự ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền đạt lại nhờ sự kế thừa”
– Định nghĩa nguồn gốc: Theo định nghĩa của nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga Alexandrovich Sorokin:”Văn hóa chính là tổng thể những gì đã được con người tạo ra, hay đã được cải tạo lại bởi những hoạt động có ý thức hay sự vô thức của hai hay nhiều cá nhân có sự tương tác qua lại với nhau và nó được tác động đến lối ứng xử mới của nhau”
3. Định nghĩa tổng hợp về văn hóa
UNESCO đã đưa ra một định nghĩa chuẩn về văn hóa như sau:”Văn hóa chính là một tập hợp của những điều đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và những cảm xúc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội mà nó đang chứa đựng. Những điều này nằm bên ngoài văn học và nghệ thuật, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
Văn hóa được nêu lên qua một khái niệm tổng quát hơn:”Văn hóa chính là những sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và nó phát triển trong những mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hộ. Nhưng song song, văn hóa đã tham gia vào việc tạo nên con người và có sự duy trì bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua quá trình xã hội. Văn hóa đã được tái tạo và phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong những kiểu và các hình thức tổ chức đời sống và những hành động của con người qua giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã tạo ra”