Mạng 4G là gì?
Mạng 4G là gì?
Mạng 4G là công nghệ truyền thông không dây đời thứ 4, sự tiến hóa của mạng 3G với chuẩn truyền dữ liệu 1.5G/ giây và đã được triển khai thử nghiệm ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM với kết quả thu được khá khả quan.
Mạng 4G là gì?
4G là tên viết tắt của Fourth-Generation, cụ thể hơn thì 4G là công nghệ truyền thông không dây (đời) thứ tư. Trong điều kiện lý tưởng hay từ smartphone đến các trạm phát mạng 4G có kết nối cực kì ổn định, mạng 4G sẽ cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa tới 1 hay 1.5 Gb/giây.
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các thiết bị không dây. Các nghiên cứu đầu tiên của NTT DoCoMo cho biết, điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Megabyte/giây khi di chuyển. Và tới 1 Gb/giây khi đứng yên, điều này cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao.
Như vậy, 4G được hiểu đơn giản là sự phát triển vượt trội hơn trên cơ sở công nghệ 3G có trước.
Với những ứng dụng đa dạng như duyệt web tốc độ cao, điện thoại IP (VoIP), game, truyền hình độ nét cao, hội thảo video… 4G là công nghệ hứa hẹn tạo ra những bước đột phá mới về dịch vụ viễn thông.
Hiện tại các quốc gia khác đã áp dụng mạng 4G từ khá lâu rồi, Việt Nam chúng ta cũng đã từng từ truyển khai mạng 4G tại các thành phố lớn và kết quả thu được hết sức khả quan.
Nếu mạng 4G được thương mại hóa rộng rãi thì người dùng chúng ta có thể tha hồ xem phim chất lượng cao trong lúc di chuyển hay tải được cả những tựa game nặng về máy chỉ trong chốc lát mà thôi
4G LTE là gì?
Nếu như bạn tham khảo thêm về phần cứng của các smartphone, hầu hết chúng đều ghi là “hỗ trợ mạng 3G” hoặc “4G LTE” chứ không bao giờ để chữ “4G” riêng biệt.
Trong phần trên, khi một kết nối có truyền tải dữ liệu với tốc độ lên tới 1 hay 1.5 Gb/giây mới được xem là mạng 4G. Vậy nên hiện tại chưa có một thiết bị mạng hay một chiếc smartphone nào đạt được tốc độ truyền tải như vậy.
Điều này đã làm các nhà mạng phải gắn thêm chữ “LTE” – viết tắt của Long Term Evolution (Tiến hóa dài hạn) – để giúp người dùng hiểu rằng đây chưa phải là một công nghệ chuẩn 4G, thay vào đó chỉ là một chuẩn tiệm cận công nghệ mạng thứ tư.
Trên thực thế, tuy điện thoại của bạn có thể hiển thị biểu tượng “4G” ở góc phải phía trên màn hình, nhưng thực chất lại không phải kết nối 4G theo chuẩn lí tưởng nhất.
Xuyên không là gì, 7 cách xuyên không phổ biến nhất
LTE khi được viết đầy đủ nó sẽ là LTE CAT, và có khá nhiều chuẩn. Mỗi lần công nghệ được cải tiến sẽ được cập nhật thêm mới.
Và để dễ giúp bạn hình dung nhất thì khi bạn tham khảo chuẩn mạng 4G LTE CAT mà smartphone hỗ trợ, CAT càng cao thì tốc độ upload/download dữ liệu sẽ càng nhanh.
Ví dụ như chuẩn LTE CAT 3 có tốc độ download dữ liệu khoảng 12.5 MB/giây, nhưng LTE CAT 5 cho phép download dữ liệu tới 37.5 MB/giây. Điều này giúp smartphone của bạn có thể tại một bộ phim có dung lượng 1 GB về máy trong thời gian chỉ 27 giây nếu nó hỗ trợ chuẩn 4G LTE CAT 5, còn nếu chỉ hỗ trợ LTE CAT 3 thì cần tới 82 giây.
Mạng 4G và 4G LTE giống và khác nhau thế nào?
Chắc chắn là khác vì 4G LTE chỉ là kết nối nhanh hơn 3G và chưa đạt đến tốc độ tải dữ liệu lí tưởng như mạng 4G trong chuẩn nghiên cứu. Hay nói cách khác thì 4G LTE cung cấp tốc độ thấp hơn nhiều so với một mạng 4G thực sự.
Nghĩa là các dịch vụ 4G LTE trên thị trường hiện nay không thực sự đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của một mạng không dây 4G.
Hiện nay các cơ quan quản lí thị trường đã cho phép các hãng smarpthone dùng định nghĩa 4G LTE để nhằm quảng bá với người dùng như là một mạng 4G thực thụ mà thôi.
Nhưng dù sao đi nữa với 4G LTE thì việc truyền tải dữ liệu giữa các thiết bị thông minh với nhau thông qua mạng kết nối này đã có cải thiện đáng kể so với thời mạng GPRS nói vui là “như rùa bò” hay mạng 3G chỉ “nhanh hơn rùa một chút” mà thôi.
Với những chia sẻ về mạng 4G, mạng 5G LTE và hiện trạng triển khai mạng 4G tại Việt Nam, hy vọng bạn đọc đã hiểu hết ý nghĩa& từ được viết tắt G, có nên sử dụng mạng 4G không rồi nhé!