Lạm phát là gì - Nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó?

02:01 0 Comments A+ a-

Lạm phát là gì - Nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó?

Lạm phát là cụm từ nghe nhiều trên phương tiện thông tin đại chúng. Dim Ba Buê và Venezuela đang được coi là điển hình. Cùng Loigiai.org tìm hiểu lạm phát với góc nhìn dân dã nhé!
Có thể bạn quan tâm: Ô tô là gì – Cách bảo vệ tài khoản Google – Đồ chơi thông minh là gì

Lạm phát là gì?

Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa tăng lên so với một mốc thời gian cố định trong quá khứ. Dân chúng thường so trong ngắn hạn, quá lắm là 2 năm, đa phần so với giá năm ngoái. Với những người làm quản lý, thường so dài hạn hơn song song với so từng năm một. Lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên xảy ra ở tất cả nền kinh tế có dùng tiền mặt để làm trung gian thanh toán.
Lạm phát theo định nghĩa nghe có vẻ hơi tiêu cực. Nhưng trong thực tế, những nước phát triển như Mỹ, Nhật, Châu Âu lại muốn xảy ra lạm phát. Vì lạm phát thể hiện sự chuyển động tích cực của nền kinh tế. Có trao đổi, có giao thương ắt có lạm phát. Nhưng lạm phát lại là cơn ác mộng với các nền kinh tế đang phát triển. Do nhu cầu tiêu dùng cao mà khả năng sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ dẫn tới việc phải nhập khẩu hàng hóa nhiều nên lạm phát tăng mạnh. Vậy mức độ lạm phát bao nhiêu thì mới gọi là nghiêm trọng?
Lạm phát có 3 mức độ:
  • Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
  • Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%
  • Siêu lạm phát: trên 1000%
Trong thực tế, các quốc gia chỉ kỳ vọng lạm phát chỉ xảy ra khoảng 5% trở xuống. Bạn thử nghĩ đi, một năng tăng trưởng kinh tế kỳ vọng khoảng 10% thì tiền mất giá tầm 5% là vừa đủ đẹp. Tính ra quốc gia đó có 5% tăng trưởng thực sự.

Nguyên nhân gây ra lạm phát là gì?

Bạn hãy tạm coi tiền tệ như một món hàng trao đổi thời còn hàng đổi hàng. Món hàng nào có giá thì món đó sẽ đổi được nhiều hơn món hàng khác. Ví dụ như đô la Mỹ (USD) là đồng tiền có giá, bạn có thể dùng nó để mua hàng hóa ở bất kỳ đâu vì nó là đồng tiền có giá trị, được bảo chứng toàn cầu.
Còn một quốc gia sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm thì giá cả hàng hóa tăng. Giá tăng thì phải bỏ nhiều tiền hơn mua hàng hóa. Mà khi tiền mang đi quá nhiều bất tiện, nhà nước sẽ in các tờ tiền mệnh giá lớn để hỗ trợ lưu thông hàng hóa gọn gàng hơn.
Vì thế, bạn hãy nhớ kỹ là! Nhà nước in tiền không phải là nguyên nhân tạo lạm phát thực sự. Tiền của quốc gia đó đã mất giá nên nhà nước in tiền bù vào là hành động hợp lý. Tuy nhiên, có những quốc gia đặc biệt do lãnh đạo không hiểu cơ chế vận hành kinh tế, họ chỉ biết in tiền ra để bù đắp thiếu hụt thu thuế và trả lương. Bên cạnh đó, họ sẽ áp dụng tỷ giá bắt buộc để hút ngoại tệ giá rẻ so với giá trị thực. Điều này bạn dễ dàng thấy với tình hình lạm phát của Venezuela hay lạm phát tại Dim ba buê.

Vậy lạm phát tự nhiên có lợi ích gì?

Nó như một thứ gia vị cho nền kinh tế. Với một lượng tiền in ra để tạo lạm phát vừa đủ. Người dân cảm thấy đời sống sung túc hơn với lượng tiền mặt nhiều hơn. Đó là lý do tại sao các quốc gia phát triển mong có tỷ lệ lạm phát. Vì nó thúc đẩy kinh tế chuyển động và thúc đẩy đầu tư.
Trái ngược với lạm phát là giảm phát, người dân ít đầu tư và mua sắm khiến cho giá cả hàng hóa có xu hướng giảm. Nhật là một điển hình vì dân số già, ít nhu cầu mua sắm và đầu tư. Đó là lý do tại sao chính phủ Nhật luôn lo giảm phát hàng năm.

Ảnh hưởng của lạm phát và hậu quả

Một câu chuyện vui này có thể cho bạn thấy được ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát thế nào. Chuyện xảy ra tại Đông Âu thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Một công chức vừa lãnh tiền lương và nhét đầy vào cái va li anh mang theo từ nhà. Anh ta ghé vào một toilet công cộng và để va li tiền dưới chân. Một tên trộm đã cướp được chiếc va li của anh và âm thầm ra ngoài. Một lát sau, anh ta phát hiện ra và chạy ra ngoài tìm tên trộm. Vừa bước ra anh thấy một nùi tiền lương anh lãnh tên cướp bỏ lại, còn cái va li đã biến mất không hẹn ngày gặp lại. Bạn có hiểu được ý nghĩa câu chuyện?
Còn muốn biết sự khốn khổ và hậu quả của lạm phát lên đời sống, bạn cũng có thể hỏi những ai từng sống qua thời bao cấp. Chắc chắn bạn sẽ khó hình dung ra nổi có một thời chúng ta đã từng như thế. 8X có thể còn chút kỷ niệm, 9X và 10X chắc chưa bao giờ chứng kiến.
Còn một hậu quả mà ít ai biết là khi gửi tiết kiệm, tỷ lệ lạm phát vượt cao hơn cả lãi tiết kiệm thì bạn hãy tự biết rằng. Một năm đã qua và tài sản của bạn mất đi bằng công thức:
Lãi thực = Lãi tiết kiệm – Lạm phát

Bài viết không thể nêu hết cho các bạn được nhiều, nó liên quan đến điều hành kinh tế quốc gia và chính sách tiền tệ trong một năm. Để tìm hiểu thêm bạn có thể tìm từ khóa liên quan hoặc từ tiếng Anh là inflation.

Hy vọng qua bài viết Lạm phát là gì – Nguyên nhân gây ra lạm phát và ảnh hưởng của nó? đã có thể giúp bạn hiểu được ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát. Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này.