Nà Ní là gì? có ý nghĩa như thế nào
Nà Ní là gì? có ý nghĩa như thế nào
Ngày nay Việc giới trẻ Việt Nam sử dụng tiếng lóng chẳng còn gì xa lạ nữa. Chúng ta có thể nghe thấy trong những cuộc trò chuyện hằng ngày hay trên các trang mạng xã hội, những từ ngữ này phải được gọi là một thói quen của các bạn trẻ. Nếu bạn đã từng xem những bộ phim hoạt hình hay phim ngắn của Nhật Bản thì cũng đã nghe từ “nà Ní”. Vậy nà ní là gì? Nếu bạn muốn tìm hiểu về nó thì hãy tiếp tục theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Tìm hiểu Nà Ní là gì, có ý nghĩa như thế nào nhé
1. Nà ní là gì?
Nà ní là phiên âm theo cách phát âm của người Nhật Bản. Nó có nghĩa là “cái gì” để biểu lộ sự ngạc nhiên trước một sự vật hiện tượng hay một người nào đó.
Nà ní tương đương với “What” trong tiếng Anh. Từ này khi bất cứ một người nào đó thốt ra để thể hiện sự ngạc nhiên hoặc quá bất ngờ về một vấn đề nào đó như: Khi đang trò chuyện chung một nhóm bạn, nhận được thông báo một người bạn sẽ đi nước ngoài, lúc ấy bạn chợt thốt ra “nà ní”.
Nà ní tương đương với “What” trong tiếng Anh. Từ này khi bất cứ một người nào đó thốt ra để thể hiện sự ngạc nhiên hoặc quá bất ngờ về một vấn đề nào đó như: Khi đang trò chuyện chung một nhóm bạn, nhận được thông báo một người bạn sẽ đi nước ngoài, lúc ấy bạn chợt thốt ra “nà ní”.
Đây chính là cách phát âm mà người nghe đọc theo cách nói của người Nhật. Ngoài nà ní ra còn có những cách đọc khác như na ni, na ní, nan ni, nan nỉ. Trong những cách đọc này thì nà ní là từ được các bạn trẻ tuổi ở Việt Nam sử dụng nhiều nhất vì nó dễ phát âm, pha chút tiếu lâm nên có nhiều người vẫn thích dùng nhiều hơn.
2. Nà ní được sử dụng như thế nào cho đúng ý nghĩa của nó
Ở các quốc gia trên thế giới thì chưa có nơi nào nghiêm cấm sử dụng những từ lóng hay những từ chửi bậy. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta dùng chúng một cách không đúng hoàn cảnh. Bạn cần nên chọn lọc môi trường mà nói sao cho được lòng người nghe. Bạn có thể sử dụng nà ní khi trò chuyện với người cùng trang lứa hoặc ít tuổi hơn. Đôi khi nà ní sẽ tăng thêm sự hài hước cho câu chuyện mà mình đang tham gia.
Bạn không nên sử dụng nà ní khi trò chuyện với người lớn tuổi như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, hàng xóm cao tuổi vì họ là người không biết rõ về những từ lóng mà giới trẻ hay sử dụng hiện nay. Rất nhiều người lớn không sử dụng các mạng xã hội nên những từ lóng, từ vay mượn sẽ vô cùng xa lạ đối với họ. Nếu bạn đang nói chuyện với họ mà đột nhiên tròn mắt “nà ní” là sẽ gây khó chịu rất nhiều đấy.
Một môi trường khác đó chính là những buổi họp, khi làm việc trong văn phòng hay gặp người bạn mới mà chúng ta sử dụng nà ní thì mọi người sẽ đánh giá bạn “trẻ trâu” lắm đấy.
Giao tiếp là những môi trường có đông người hoặc hai người với nhau. Tuỳ theo tính chất công việc hay mức độ tình cảm mà chúng ta sử dụng các từ ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Chúng ta phải học hỏi thật nhiều để có kỹ năng sử dụng từ thành thạo nhé. Việc này không chỉ đem lại tình cảm cho người nghe mà còn đánh giá trình độ và tư cách của bạn. Chúc các bạn sẽ có được một cuộc trò chuyện “hài hước” đúng nghĩa mà không quá lố nhé.
Giao tiếp là những môi trường có đông người hoặc hai người với nhau. Tuỳ theo tính chất công việc hay mức độ tình cảm mà chúng ta sử dụng các từ ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Chúng ta phải học hỏi thật nhiều để có kỹ năng sử dụng từ thành thạo nhé. Việc này không chỉ đem lại tình cảm cho người nghe mà còn đánh giá trình độ và tư cách của bạn. Chúc các bạn sẽ có được một cuộc trò chuyện “hài hước” đúng nghĩa mà không quá lố nhé.